1. Tìm hiểu về các thành phần của mỡ trong máu

Lipid máu bao gồm nhiều thành phần khác nhau, tùy theo kích thước của từng loại sẽ được phân chia dưới các tên gọi khác nhau, với trọng lượng phân tử các loại khác nhau và vai trò cũng sẽ khác nhau. Có 4 loại thành phần lipid máu thường được xét nghiệm khi theo dõi sức khỏe, để đánh giá nguy cơ tim mạch, nhất là ở những người đã mắc bệnh tim mạch: bệnh mạch vành, tăng huyết áp, đái tháo đường…

 

Đó là: cholesterol, triglyceride, cholesterol HDL (cholesterol tốt), cholesterol LDL (cholesterol xấu).

Lipoprotein làm nhiệm vụ vận chuyển lipid bên trong cơ thể. Lipid không tan trong nước, tuy nhiên sau khi kết hợp cùng protein, phần kị nước của lipid cuộn lại vào trong, phần apoprotein tạo thành lớp vỏ bọc xung quanh, bởi vậy nó có thể được vận chuyển trong môi trường dịch thể. Tùy theo lượng lipoprotein này gắn với từng loại với trọng lượng phân tử khác nhau, vd như lipoprotein mật độ cao (HDL) và lipoprotein mật độ thấp (LDL).Chức năng các thành phần khác nhau: cholesterol tham gia vào cấu tạo màng tế bào; triglyceride cung cấp năng lượng cho cơ thể, nếu quá nhiều cũng góp phần tạo thành mảng xơ vữa ở thành mạch máu, HDL có nhiệm vụ vận chuyển phân tử thành mạch. LDL làm nhiệm vụ vận chuyển cholesterol ngược lại từ gan đến các cơ quan, tế bào; nếu quá nhiều cholesterol làm tăng LDL sẽ tạo ra các mảng xơ vữa lòng mạch máu.

2. Những triệu chứng cảnh báo mỡ máu cao

Triệu chứng lâm sàng

Người mỡ máu cao (máu nhiễm mỡ) thường không có triệu chứng rõ rệt, không chỉ người béo mà người gầy cũng có nguy cơ mỡ máu cao. Tuy nhiên, những người béo phì, thừa cân thường có nguy cơ cao hơn. Việc phát hiện mỡ máu cao chủ yếu do khám sức khỏe, nhập viện bởi những bệnh khác, xét nghiệm mới biết rối loạn mỡ trong máu, hoặc khi có biến chứng đái tháo đường, tim mạch, viêm tụy cấp, xét nghiệm máu mới phát hiện ra bệnh. Tuy vậy, một số trường hợp có rối loạn chuyển hóa lipid, thường sẽ là tiên phát và có thể tìm thấy những biểu hiện sau:

  • U vàng ngoài da thường sẽ xuất hiện trong các rối loạn chuyển hóa lipid có tính chất gia đình, u vàng thường xuất hiện tại gân achille, đầu gối và khuỷu tay. U vàng ban đầu xuất phát khi có tăng CM kéo dài và thường gặp ở vùng bụng, mặt trong của chi trên.

  • Viêm tụy cấp tái phát nhiều lần khi tăng TG kéo dài ≥ 11,3 mmol/l hay 1000mg/dl. Nguyên nhân có lẽ bởi men lipase phóng thích quá nhiều vào hệ mao mạch gây ra tình trạng phá hủy nhu mô tụy.

  • Các động tĩnh mạch võng mạc có màu kém trắng kho soi đáy mắt nếu như TG tăng ≥ 2000mg/dl.

  • Đau bụng mạn tính bởi gan nhiễm mỡ và tình trạng kéo căng bao gan.

Triệu chứng cận lâm sàng

  • Các xét nghiệm cận lâm sàng luôn được quan tâm và sẽ là tiêu chuẩn để chẩn đoán xác nhận rối loạn chuyển hóa lipid máu.

  • Tăng cholesterol LDL, TG, TC huyết thanh.

  • Giảm cholesterol HDL.

  • Hình ảnh xơ vữa động mạch trên máy siêu âm doppler mạch.

Mỡ máu cao khi có các kết quả sau:

  • Tăng cholesterol toàn phần (> 240 mg/dL)

  • Tăng cholesterol LDL (>160 mg/dL)

  • Tăng triglyceride (>200 – 499 mg/dL)

  • Giảm cholesterol HDL (< 40 mg/dL đối với nam; < 50 mg/dL đối với nữ)

Bạn hãy đến gặp bác sĩ sớm để kiểm tra nồng độ mỡ trong máu khi bạn ở độ tuổi 17-21. Sau đó, hãy kiểm tra mức cholesterol trong máu mỗi 4-6 năm một lần.

3. Những yếu tố tăng nguy cơ bị mỡ máu cao

Bác sĩ có thể đề nghị bạn kiểm tra cholesterol trong máu thường xuyên hơn nếu gia đình bạn có người bị cholesterol cao, bệnh tim...hoặc nếu bạn đang có các yếu tố rủi ro như là:

  • Hút thuốc lá

  • Thừa cân/béo phì

  • Ăn nhiều thức ăn chứa chất béo

  • Uống nhiều rượu bia

  • Lười hoạt động thể chất

  • Tuổi cao (nam từ 45 tuổi trở lên; nữ từ 50-55 tuổi trở lên)

  • Tăng huyết áp (huyết áp từ 140/90 trở lên)

  • Tăng ure máu

  • Hội chứng thận hư

  • Suy tuyến giáp

  • Bệnh gan

  • Uống thuốc tránh thai

Hy vọng bài viết đã cung cấp đến bạn những thông tin chi tiết về “triệu chứng của mỡ máu cao” để có phương hướng chăm sóc sức khỏe phù hợp. Cùng đón đọc trên Hà Lâm Pharma những bài viết hữu ích mỗi ngày nhé!