1. Trẻ bị nôn trớ bình thường là khi nào ?
Trẻ bị nôn nhưng tần suất cũng như mức độ nôn ít và trẻ vẫn chơi vui vẻ, các hoạt động diễn ra bình thường, trẻ tăng cân đều đặn thì bố mẹ không cần quá lo lắng.
Nguyên nhân thường gặp nhất khiến trẻ bị nôn trớ sinh lý là do hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện. Ở giai đoạn đầu đời, dạ dày của trẻ còn nằm ngang và điều này khiến trẻ rất dễ nôn trớ sau khi ăn. Hơn nữa, tại ruột của trẻ sơ sinh thường xuất hiện các cơn co bóp không đều từ đó dẫn tới rối loạn nhu động ruột và gây nôn. Tuy nhiên, tình trạng này sẽ cải thiện và giảm dần khi trẻ được 6-12 tháng.
Ngoài ra, tư thế bú sai cũng là lý do khiến bé bị nôn. Việc để trẻ nằm ngửa khi bú dễ gây sặc, và có thể khiến bé vô tình nuốt cả hơi vào bụng. Dạ dày chứa đồng thời thức ăn và khí sẽ đẩy ngược ra ngoài khiến trẻ ợ hơi và gây nôn trớ.
2. Trẻ bị nôn bất thường khi nào?
Khi trẻ bị nôn và kèm theo những dấu hiệu không bình thường có thể là dấu hiệu cảnh báo cảnh báo bé gặp bệnh lý nguy hiểm (rối loạn tiêu hóa, viêm ruột do virus, lồng ruột hoặc tắc ruột…). Việc nôn trớ bất thường khiến bé luôn trong trạng thái mệt mỏi và suy giảm hệ miễn dịch cũng như làm chậm quá trình phát triển trí não.
Trẻ bị nôn kèm theo các dấu hiệu bất thường cần liên lạc với chuyên gia ngay lập tức để nhận được cách xử trí kịp thời.
3. Trẻ bị nôn bất thường mẹ nên chăm sóc bé thế nào?
Khi trẻ bị nôn mẹ cần nhanh chóng nghiêng đầu con sang một bên để tránh trẻ bị sặc chất nôn. Sau đó, có thể lật úp trẻ rồi khum tay vỗ nhẹ vào lưng để trẻ ho bật chất nôn ra ngoài. Khi bé ngừng nôn, việc chăm sóc sau đó cũng rất quan trọng, mẹ cần vệ sinh miệng, họng và mũi của trẻ bằng khăn hoặc dụng cụ hút.
Thêm vào đó, mẹ nên biết những nguyên tắc chăm sóc trẻ bị nôn bất thường để quá trình hồi phục sau khi nôn của con diễn ra nhanh chóng hơn.
3.1 Giữ bình tĩnh cho con.
Nôn trớ có thể khiến trẻ cảm thấy lo lắng và sợ hãi. Vì vậy, trước tiên ba mẹ cần giữ bình tĩnh cho con bằng cách dỗ dành hoặc thu hút sự chú ý của con vào đồ chơi hay thứ gì đó để tâm trí con bận rộn và phân tâm khỏi sự khó chịu.
3.2 Bù nước cho trẻ.
Khi trẻ nôn trớ rất dễ kèm theo các dịch tiêu hóa, điều này sẽ khiến trẻ bị mất nước và điện giải, do đó mẹ cần nhanh chóng bù nước kịp thời cho con.
3.3 Để con nghỉ ngơi.
Sau khi nôn trớ, trẻ sẽ cảm thấy mệt mỏi, hoảng sợ hoặc đôi khi buồn ngủ. Lúc này mẹ hãy giúp con ngủ. Bên cạnh đó, khi trẻ ngủ sẽ làm giảm cảm giác buồn nôn và dạ dày của trẻ cũng được nghỉ ngơi. Nếu con không buồn ngủ thì mẹ có thể chơi nhẹ nhàng với con.
Trong trường hợp con bị co thắt dạ dày, mẹ hãy dùng túi chườm nóng hoặc khăn nóng chườm lên bụng cho trẻ. Cách làm này sẽ giúp con giảm cảm giác khó chịu và thấy thoải mái hơn.
3.4 Chế độ ăn hợp lý.
Khi trẻ mới nôn xong, trẻ thường sẽ không có cảm giác muốn ăn. Vì vậy mẹ đừng nên ép con ăn luôn, mà hãy dựa theo biểu hiện của con để đưa ra cách xử trí phù hợp.
– Nếu trẻ cảm thấy đói thì mẹ hãy cho con ăn từng chút một. Những loại thức ăn dễ tiêu hóa mẹ có thể cho con ăn bao gồm: chuối, bánh mì giòn hoặc mì ống và bánh mì.
– Sau 24 đến 48 giờ trẻ không còn nôn trớ nữa, thì mẹ có thể cho con ăn theo chế độ ăn bình thường.
Để giúp con giảm nôn trớ theo cách hiệu quả nhất, mẹ hãy vỗ ợ hơi cho con sau khi ăn và kết hợp với bổ sung men vi sinh hợp lý.
eh hãy theo dõi Web Hà Lâm Phaarma thường xuyên để đón đọc những thông tin hay và hữu ích cho trẻ nhé.