Uống nước nhiều gây tác hại như thế nào?

Đi tiểu nhiều 

Thông thường, con người đi tiểu từ 6-8 lần mỗi ngày nên việc đi tiểu nhiều, nhất là vào ban đêm sẽ gây ảnh hưởng tới cuộc sống và sức khỏe. Việc cơ thể phải hấp thu lượng chất lỏng quá mức cần thiết sẽ khiến bạn số lần đi tiểu của bạn tăng lên. Đầu tiên, vấn đề này sẽ gây ra bất tiện trong cuộc sống. Lâu ngày bạn có thể dần cảm thấy xấu hổ và tự ti. Ngoài ra, đi tiểu nhiều cũng khiến cơ thể mỏi mệt và suy nhược. Đi tiểu đêm làm ảnh hưởng tới giấc ngủ, khiến hôm sau bạn thức dậy trong cảm giác mệt mỏi. Dần dần, về lâu dài gây ra rối loạn giấc ngủ. Đồng thời, bạn còn bị ảnh hưởng đến chức năng sinh lý và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về huyết áp, tiết niệu, tim mạch…

Nước tiểu trong veo

Nước tiểu thường có màu vàng nhạt. Mặc dù nước tiểu sẫm màu là không tốt, tuy nhiên nếu màu nước tiểu trong veo, tới độ không có màu gì cả thì bạn cần phải cảnh giác. Tất nhiên, có thể do lượng nước nạp vào quá mức cần thiết hoặc đó là dấu hiệu cảnh báo việc bạn đang có vấn đề về thận. 

Chuột rút

Sự mất cân bằng chất lỏng trong cơ thể rất nguy hiểm và không thể chủ quan. Lí do là vì sự mất cân bằng chất lỏng trong cơ thể gây ảnh hưởng đến chức năng cơ bắp và dẫn đến co thắt cơ, chuột rút. Điều này xảy ra bởi lượng nước cơ thể phải đào thải quá lớn, làm giảm mức điện giải và dẫn tới chuột rút

Mệt mỏi và căng thẳng

Điều này xảy ra khi cơ thể dung nạp nước với lượng quá lớn trong khoảng thời gian ngắn. Khi đó, thận sẽ phải làm việc thường xuyên hơn để loại bỏ lượng chất lỏng dư thừa. Điều này có nghĩa là thận của bạn đang phải làm việc nhiều hơn mức thông thường dẫn đến gây kích thích tuyến thượng thận quá mức. Tất nhiên lâu ngày việc này sẽ ảnh hưởng không tốt đến thận của bạn. Ngoài ra, cortisol là hormone steroid được sản xuất bởi tuyến thượng thận và còn có tên gọi khác là hormone căng thẳng. Nếu trong cơ thể có quá nhiều hormone căng thẳng có thể dẫn đến những vấn đề sức khỏe khác nhau, đặc biệt là sức khỏe tinh thần.

Ảnh hưởng đến tim mạch

Khi bạn uống nước quá mức cần thiết có thể làm tổn thương tới trái tim do làm tăng thể tích máu trong cơ thể của bạn. Mà bạn chắc hẳn cũng biết tim như một "máy bơm" trong cơ thể, đưa máu đến các cơ quan khác nhau. Vậy nên, khi thể tích máu tăng sẽ làm tăng gánh nặng cho tim. Sẽ rất nguy hiểm nếu tim phải chịu gánh nặng như vậy thường xuyên và liên tục. Lâu ngày bạn có thể dần phải đối mặt với các biến chứng tim mạch. Ngoài ra, áp lực không cần thiết này có thể làm hư hỏng các mạch máu và còn dẫn tới động kinh trong một số trường hợp.

Ảnh hưởng đến thận

Thận là cơ quan có chức năng lọc máu. Chính vì vậy cường độ làm việc của thận sẽ tương quan với lượng chất lỏng bạn dung nạp vào người. Khi bạn nạp vào cở thể lượng nước vượt quá mức cần thiết sẽ khiến thận phải hoạt động vất vả hơn, tăng cường độ làm việc hơn. Dần dần, thận sẽ mệt mỏi, các chức năng của thận cũng suy giảm nên có thể gây ra các bệnh về thận. 

Gây tổn thương não

Nếu bạn uống nước với lượng lớn đến mức vượt qua khả năng xử lý của thận sẽ dẫn đến tình trạng mất cân bằng lượng natri trong máu. Việc này cực kì nguy hiểm. Rối loạn điện giải có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Hậu quả để lại có thể là toàn cơ thể, kể cả não bộ. Tình trạng này còn được gọi là ngộ độc nước. Tình trạng ngộ độc gây hại cho sức khỏe và trong trường hợp cực đoan nhất, có thể gây tổn thương não, hôn mê, thậm chí dẫn đến tử vong. 

Một số bệnh khác

Khi sử dụng một số nguồn nước không đảm bảo như nước nhiễm sắt, nitrit, clo, mangan… bạn có thể phát triển các vấn đề về gan, rối loạn các chức năng nội tạng, ung thư...

Uống nước thế nào là đủ và đúng?

Chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo nên uống đủ 2 lít nước mỗi ngày. Tuy vậy, lượng thể tích này còn phụ thuộc vào cân nặng, môi trường sống, chế độ dinh dưỡng và tính chất công việc hàng ngày của bạn. Nếu bạn là một người thường xuyên phải vận động thể chất hoặc phải ngồi máy lạnh cả ngày thì cần nhiều lượng nước hơn. Và mùa hè nắng nóng, con người sẽ có xu hướng uống nhiều nước hơn mùa đông. Trong thực đơn dinh dưỡng hàng ngày, nếu bạn có chế độ ăn rau và trái cây đa dạng và đầy đủ thì có thể giảm lượng nước uống bởi vì trong rau và trái cây cũng chứa nước. Bạn không nên nạp vào cơ thể quá nhiều nước cùng một lúc mà nên uống từ từ và cách khoảng để cơ thể có thời gian hấp thu, sẽ tốt cho sức khỏe hơn. Đặc biệt bạn nên chủ động uống nước, chia ra các thời điểm khác nhau trong ngày và không nên đợi khi cảm thấy khát mới uống.