Nhu cầu uống bổ sung sắt của bà bầu
Sắt đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với nhiều hoạt động trong cơ thể, đặc biệt là hệ tim mạch, hệ thần kinh, hệ miễn dịch,...Ngoài ra, sắt còn tham gia vào quá trình phân chia tế bào và hình thành hồng cầu.
Với những bà mẹ đang mang thai, sắt còn đóng vai trò đặc biệt quan trọng với sự phát triển của thai nhi. Theo khuyến cáo thì nhu cầu về sắt ở phụ nữ mang thai sẽ gấp đôi so với nhu cầu của người trưởng thành bình thường, là khoảng 30mg/ngày. Phụ nữ mang thai thiếu sắt sẽ nguy hiểm cho cả mẹ và con, dễ gây sẩy thai, sinh non hay sinh con nhẹ cân…
Thời điểm dễ thiếu sắt nhất là sau tuần thứ 10 của thai kỳ, khi nhu cầu về sắt của thai nhi tăng cao nhanh chóng. Trong giai đoạn này, thai nhi rất cần được cung cấp máu trong quá trình hoàn thiện các bộ phận trong cơ thể. Tuy nhiên, nếu chỉ bổ sung sắt qua đường ăn uống thì thường không đáp ứng được nhu cầu trên nên bác sĩ thường khuyên mẹ bầu bổ sung thêm sắt bên ngoài
Tại sao bà bầu dùng sắt hay bị táo bón
Bổ sung sắt đặc biệt quan trọng trong quá trình mang thai, giúp mẹ bầu và thai nhi khỏe mạnh. Tuy nhiên, một trong những tác dụng không mong muốn thường gặp khi sử dụng sắt đối với phụ nữ đang trong quá trình mang thai chính là táo bón. Vậy nguyên nhân do đâu? Trên thực tế, táo bón khi đang mang bầu có thể đến từ nhiều lí do nhưng nếu vấn đề từ việc bổ sung sắt thì có các nguyên nhân chính sau đây:
- Thiếu nước: Khi bổ sung sắt bạn cần uống đủ nước để hấp thu các khoáng chất. Khi thiếu nước, các khoáng chất không thể hấp thu được, trở thành gánh nặng của hệ tiêu hóa và bị thải loại ra ngoài qua đường phân hoặc nước tiểu.
- Sự thay đổi trong quá trình mang thai: Trong thai kì, cơ thể phụ nữ sẽ có sự biến động mạnh về hormon và thai nhi cũng lớn dần từng ngày. Chính điều này đã cản trở nghiêm trọng hoạt động của hệ tiêu hóa, hạn chế khả năng đào thải các chất cặn bã ra ngoài của đường ruột, làm tăng nguy cơ táo bón
- Lựa chọn sản phẩm sắt chưa phù hợp: Hiện nay, trên thị trường có hai loại chế phẩm sắt là sắt vô cơ và sắt hữu cơ. Hai loại sắt này có một vài điểm khác biệt nhất định
Sắt vô cơ sẽ giải phóng ồ ạt các ion sắt khi được đưa vào cơ thể. Lượng ion sắt cao ở bên ngoài tế bào ruột sẽ được hấp thu theo cơ chế bị động qua khoảng gian bào vào trong máu, làm lượng ion sắt trong máu tăng cao nhanh chóng, gây ra tình trạng lắng đọng sắt. Còn các ion sắt giải phóng ở dạ dày, ruột nhưng lại không hấp thu hết cũng sẽ liên kết với các chất khác trong thức ăn, gây lắng đọng tại dạ dày, ruột càng tăng nguy cơ táo bón cho bà bầu.
Trong khi đó, sắt hữu cơ được hấp thu thông thông qua cơ chế chủ động, tức là theo cơ chế có kiểm soát tùy thuộc vào nhu cầu cơ thể vào trong máu. Sắt sẽ được đưa về các cơ quan đích như tủy xương (sản xuất hồng cầu) hoặc về gan (mục đích dự trữ, tránh tình trạng lắng đọng sắt ở tổ chức nội tiết như tim, gan…) Khi hấp thu đủ, các phức hợp sắt còn dư thừa sẽ được đào thải qua đường tiêu hóa.
Phương pháp giảm táo bón cho bà bầu khi dùng sắt
Để giảm táo bón khi dùng sắt, các mẹ bầu có thể áp dụng các phương pháp sau
- Bổ sung đầy đủ nước: Như đã nói ở trên, việc thiếu nước sẽ khiến sắt khó hấp thu và gây táo bón. Chính vì vậy các mẹ bầu nên bổ sung đầy đủ nước, khoảng từ 2 - 3 lít nước mỗi ngày.
- Tập thể dục thường xuyên: Phụ nữ mang thai đi lại rất nặng nề nhưng không phải vì vậy mà bạn chỉ liên tục ngồi và nằm. Hãy đứng dậy, đi lại và vận động nhẹ nhàng. Thể dục giúp bạn cơ thể bạn khỏe mạnh hơn, giảm những cơn đau nhức và đặc biệt là hạn chế tình trạng táo bón
- Ăn nhiều chất xơ hơn; Chất xơ chính là một trong những chiếc chìa khóa vàng để giảm tình trạng táo bón. Bạn nên ăn nhiều loại rau, củ hơn để bổ sung chất xơ và các vitamin cần thiết cho thai kì
- Nên chọn sản phẩm sắt hữu cơ khi sử dụng: Nếu bạn đang sử dụng loại sắt vô cơ thì có thể thử chuyển sang loại hữu cơ để sử dụng. Sắt hữu cơ hấp thu thông qua cơ chế chủ động, giúp cơ thể hạn chế tình trạng sắt lắng đọng, khó tiêu, gây táo bón
Sản phẩm Eisen Kapseln đến từ nhãn hàng Sanct Bernhard CHLB Đức giúp bạn bổ sung Sắt (II) ở dạng muối sắt hữu cơ, giúp hạn chế tình trạng táo bón. Ngoài ra Sắt (II) cũng hấp thu nhanh, hạn chế tình trạng khó tiêu, khó hấp thu.
Bạn có thể theo dõi thêm nhiều thông tin hữu ích khác tại Sanct Bernhard Việt Nam