1. Máu nhiễm mỡ là bệnh gì?
Máu nhiễm mỡ thường được quen thuộc hơn với tên gọi: mỡ máu cao hay rối loạn chuyển hóa lipid máu. Thông thường, trong máu luôn chứa một tỷ lệ mỡ nhất định, tỷ lệ này được đánh giá qua các chỉ số xét nghiệm cholesterol, triglyceride… Khi cơ thể bị máu nhiễm mỡ, những chỉ số này sẽ vượt hơn mức cho phép, đặc biệt chỉ số cholesterol cao chính là đặc trưng của tình trạng rối loạn mỡ máu.
2. Đi tìm nguyên nhân gây máu nhiễm mỡ?
Thông thường, máu nhiễm mỡ thường có xu hướng xảy ra ở đối tượng trung tuổi. Tuy nhiên, hiện nay do ảnh hưởng từ lối sống thiếu lành mạnh nên độ tuổi bệnh nhân máu nhiễm mỡ có xu hướng trẻ hóa.
Bệnh máu nhiễm mỡ xảy ra do nhiều nguyên nhân như:
2.1 Chế độ dinh dưỡng có nhiều chất béo
Quá nhiều chất béo có trong bữa ăn hàng ngày là nguyên nhân chính gây nên bệnh máu nhiễm mỡ:
-
Thực phẩm chứa chất béo bão hòa có nhiều trong: thịt bê, thịt lợn, thịt bò, trứng, sữa…
-
Thực phẩm hàm lượng chất béo cao: đồ ăn chứa dầu dừa, dầu cọ, ca cao, bơ, thực phẩm đóng hộp...
Nếu bạn thường xuyên sử dụng những loại thực phẩm này, bạn sẽ có nguy cơ cao hơn mắc bệnh máu nhiễm mỡ.
2.2 Béo phì cũng là một trong những nguyên nhân gây máu nhiễm mỡ
Ở người béo phì, hàm lượng cholesterol trong máu tăng cao hơn so với bình thường. Lượng mỡ thừa thường tập trung chủ yếu ở vùng bụng, thay vì ở hông/đùi. Béo phì làm nồng độ HDL - cholesterol có lợi giảm, còn nồng độ LDL - cholesterol tăng cao dẫn tới nguy cơ bị máu nhiễm mỡ.
2.3 Yếu tố di truyền
Yếu tố di truyền cũng có thể là nguyên nhân gây máu nhiễm mỡ. Nếu trong gia đình bạn có bố mẹ, ông bà bị mỡ máu cao thì bạn cũng sẽ có nguy cơ bị bệnh máu nhiễm mỡ nhiều hơn mức bình thường.
2.4 Hút thuốc lá thường xuyên
Thuốc lá làm giảm HDL - cholesterol tốt, đồng thời tăng LDL - cholesterol xấu. Người hút thuốc càng nhiều thì lượng mỡ được đào thải càng kém gây nên mỡ thừa trong máu. Từ đó gia tăng nguy cơ tạo cục máu đông, các bệnh tim mạch.
2.5 Lười vận động làm tăng nguy cơ máu nhiễm mỡ
Khi cơ thể lười vận động, nồng độ lipoprotein xấu sẽ tăng lên và nồng độ cholesterol tốt giảm đi. Bởi vậy, khi bạn ít vận động, thường xuyên nằm hoặc ngồi nhiều 1 chỗ sẽ có nguy cơ máu nhiễm mỡ rất là cao.
2.6 Nguyên nhân đến từ tuổi tác và giới tính
Nữ giới có độ tuổi 15-45 thường có tỉ lệ triglyceride thấp hơn so với phái nam. Tuy vậy, khi nữ giới bắt đầu bước vào thời kỳ mãn kinh, nồng độ triglyceride và cholesterol xấu sẽ tăng cao, làm giảm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch. Chính sự thay đổi của hormone estrogen sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa chất béo, tác động trực tiếp đến các mạch máu.
2.7 Quá căng thẳng, stress
Căng thẳng và stress cũng là một trong những thủ phạm chính gây bệnh máu nhiễm mỡ. Nguyên nhân bởi khi cơ thể mệt mỏi và áp lực, chúng ta sẽ có xu hướng ăn nhiều hơn, trong khi lại ít vận động. Một số người khi stress có thói quen sử dụng rượu bia, các chất kích thích để giảm áp lực, điều này cũng khiến nồng độ cholesterol trong máu cao, dễ bị máu nhiễm mỡ hơn.
3.Triệu chứng cơ bản của bệnh máu nhiễm mỡ
Máu nhiễm mỡ thường không có biểu hiện rõ ràng nên người bệnh thường khó phát hiện và nhận biết. Thông thường, người bệnh chỉ biết mình bị máu nhiễm mỡ sau khi khám sức khỏe tổng quát định kỳ hoặc khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn nặng. Đặc biệt, bệnh máu nhiễm mỡ ở người trẻ tuổi sẽ diễn ra thầm lặng, khó để nhận biết hơn với người già.
Khi bị mắc bệnh máu nhiễm mỡ, người bệnh có thể xuất hiện những triệu chứng như: đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, thở gấp, đau tức ngực và tim đập nhanh… Bệnh khi phát triển đến giai đoạn cuối sẽ gây ra những triệu chứng nguy hiểm như: xơ vữa động mạch, đau tim, huyết áp cao...
Một số trường hợp xuất hiện ban vàng dưới da: da có những nốt phồng nhỏ bề mặt bóng loáng, có màu vàng, mọc nhiều trên vùng da mặt, khuỷu tay, gót chân, bắp đùi, lưng, ngực… Những nốt này to bằng đầu ngón tay và không có cảm giác đau, ngứa.
4. Những tác hại của bệnh máu nhiễm mỡ
Máu nhiễm mỡ là căn bệnh rất phổ biến hiện nay, không những thế những biến chứng của bệnh có thể rất nguy hiểm nếu như người bệnh không phát hiện và điều trị kịp thời. Đặc biệt, máu nhiễm mỡ còn có mối liên quan đến nhiều bệnh lý nghiêm trọng khác, đây chính là những tác hại của máu nhiễm mỡ gây ra:
4.1 Viêm tụy
Đây là một trong những biến chứng rất nguy hiểm có thể xảy ra khi máu nhiễm mỡ, nguyên do bởi hàm lượng triglyceride rất cao có thể gây sưng tuyến tụy và gây nên những biểu hiện như: đau bụng đi ngoài dữ dội, nôn, sốt, thở nhanh, nhịp tim nhanh… Trong trường hợp dịch tiêu hóa bị rò bên ngoài tuyến tụy thậm chí có thể nguy hiểm đến tính mạng.
4.2 Tiểu đường
Máu nhiễm mỡ có thể gây ra bệnh tiểu đường Type II và ngược lại. Mối liên hệ chặt chẽ này đã được nhiều nhà khoa học chứng minh, nhất là với trường hợp người bệnh có nguy cơ huyết áp cao, cholesterol tốt thấp, tăng mỡ bụng, đường huyết tăng cao…
4.3 Những bệnh về gan
Khi mỡ máu cao, lượng triglyceride cũng cao hơn làm tăng nguy cơ gan nhiễm mỡ. Đây cũng là nguyên nhân gây ra các bệnh gan mãn tính: ung thư gan, xơ gan...
4.4 Các bệnh tim mạch
Những rối loạn chuyển hóa trong cơ thể kết hợp cùng chỉ số triglyceride cao, góp phần làm tăng gấp đôi nguy cơ các vấn đề về tim mạch: xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim, đột quỵ, tắc mạch...
4.5 Đột quỵ
Hàm lượng triglyceride tăng cao là yếu tố chính ảnh hưởng đến các mạch máu cung cấp cho não. Bởi vậy, tác hại của máu nhiễm mỡ có thể khiến người bệnh dễ đột quỵ hơn.
Đó là những chia sẻ của Sanct Bernhard Việt Nam về bệnh máu nhiễm mỡ: nguyên nhân, triệu chứng, tác hại… Mong rằng bạn đã có những thông tin hữu ích về bệnh máu nhiễm mỡ. Nếu bạn đang tìm kiếm một sản phẩm giúp giảm hàm lượng triglyceride, ngăn ngừa mỡ trong máu… có thể tham khảo Omega 3 Supra 1000mg của thương hiệu Sanct Bernhard.
Omega 3 Supra 1000mg chứa hàm lượng cao dầu cá, acid béo bão hòa, acid béo không bão hòa, omega 3, vitamin E, vitamin B6, vitamin B1, vitamin B12, acid folic… giúp hỗ trợ tốt cho não bộ, mắt và duy trì sức khỏe tim mạch.