5 bien chung ve mat cua tieu duong

Tại sao người tiểu đường dễ bị bệnh về mắt

 

Biến chứng mắt là một trong những biến chứng đặc biệt phổ biến của bệnh tiểu đường. Nguyên nhân đến từ những tổn thương ở mạch máu nhỏ gây ra do đường huyết tăng cao kéo dài. Cụ thể,  khi đường huyết tăng cao hơn ngưỡng bình thường, các mạch máu nhỏ tại mắt rất dễ xảy ra tình trạng tắc nghẽn hoặc thâm chị có thể bị vỡ ngay trong lòng mắt của bệnh nhân. Bên cạnh đó, sự thay đổi về lượng hình thành thủy dịch cũng là yếu tố gây ra các vấn đề về mắt của bệnh tiểu đường.

 

Biến chứng về mắt thường không gây ra mù lòa ngay mà sẽ gây suy giảm thị lực dần dần theo thời gian. Tuy nhiên, điều nguy hiểm là biến chứng này thường bị nhầm tưởng với tình trạng mờ mắt do tuổi tác, đặc biệt với đối tượng là người cao tuổi bị tiểu đường.

 

Dấu hiệu nhận biết biến chứng về mắt của bệnh tiểu đường

 

Về cơ bản, các biến chứng về mắt thường khá đa dạng với các đặc điểm nhận biết khác nhau. Theo ước tính, 30 - 40% người bệnh tiểu đường gặp các biến chứng về mắt, điển hình nhất là bệnh võng mạc, ngoài ra còn bệnh tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể, phù hoàng điểm,...

 

Bệnh võng mạc

Võng mạc là bộ phận có nhiệm vụ tiếp nhận hình ảnh và truyền tín hiệu đến não bộ, từ đó mà cho phép chúng ta nhìn thấy mọi vật. Để đảm bảo được chức năng của mình, võng mạc cần được nuôi dưỡng thông qua qua mạng lưới mạch máu nhỏ. 

 

Bệnh võng mạc đái tháo đường (hay còn gọi võng mạc tiểu đường) là tình trạng bệnh lý xảy ra khi có xuất hiện các tổn thương tại vi mạch máu ở võng mạc do tăng đường huyết, hệ quả là làm người bị tiểu đường suy giảm thị lực và thậm chí có thể dẫn đến mù lòa. Bệnh có hai giai đoạn cơ bản như sau:

 

Giai đoạn 1 - Bệnh võng mạc chưa tăng sinh:

Ở mạch máu phía sau võng mạc, xuất hiện các khối phồng nhỏ, gây rò rỉ dịch, thậm chí có thể xảy ra chảy máu nhưng vẫn chưa ảnh hưởng đến thị lực. Chính vì vậy, người bệnh sẽ khó nhận biết được bệnh mà phải đi thăm khám mới phát hiện hiện ra.

 

Giai đoạn 2 - Bệnh võng mạc tăng sinh: Mô sẹo và mạch máu mới phát triển để thay thế cho mạch máu cũ đã bị tổn thương. Tuy nhiên, các mạch máu mới này thường yếu hơn hẳn và rất dễ xảy ra hiện tượng chảy máu. Điều này vô cùng nguy hiểm và có thể khiến người tiểu đường bị mất thị lực vĩnh viễn.

 

Các dấu hiệu nhận biết bệnh võng mạc đái tháo đường thường được nhận ra ở giai đoạn tăng sinh. Các dấu hiệu bao gồm:

  • Giảm thị lực hay khuyết tầm nhìn. Bạn có thể bị mất thị lực đột ngột
  • Tầm nhìn của bạn có thể xuất hiện nhiều chấm đen di động, trôi nổi, cảm giác giống như ruồi muỗi bay
  • Thường xuyên đau nhức mắt hay đỏ mắt
  • Khó điều chỉnh được tầm nhìn trong bóng tối 

Bệnh tiểu đường, võng mạc

 

Đục thủy tinh thể

Thể thủy tinh trong mắt là bộ phận có vai trò giúp bạn nhìn rõ mọi vật. Tuy nhiên, thủy tinh thể có xu hướng mờ đục dần do mắt bị lão hóa theo thời gian. Ở người bệnh đái tháo đường, thủy tinh thể có thể bị mờ đục ngay cả khi họ vẫn còn trẻ. Các nhà nghiên cứu cho rằng: Nồng độ đường cao trong máu có thể là nguyên nhân khiến thể thủy tinh lắng cặn, hệ quả là dẫn đến đục thủy tinh thể ở người bệnh tiểu đường.

Dấu hiệu nhận biết: 

  • Mắt nhìn mờ hơn, có thể nhìn đôi, nhìn ba.
  • Dễ mỏi mắt khi tập trung nhìn vào một vật nào đó. 
  • Tăng nhạy cảm với ánh sáng và rất dễ bị lóa mắt. 
  • Nhìn ở ngoài sáng cảm thấy khó khăn hơn so với nhìn ở nơi có bóng râm.

Phù hoàng điểm

Các mạch máu tại võng mạc ở người tiểu đường bị tổn thương dễ gây rò rỉ dịch ra ngoài, từ đó gây nên phù hoàng điểm. Hậu quả là thị lực trung tâm của người tiểu đường bị suy giảm.

Dấu hiệu nhận biết: 

  • Tầm nhìn trung tâm có thể bị mờ như gợn sóng,
  • Người bệnh không nhìn thấy màu sắc của các vật hoặc màu sắc bị thay đổi. 

Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu, người bệnh có thể không thấy các dấu hiệu này

tieu-duong-phu-hoang-diem

 

Tăng nhãn áp

Tăng nhãn áp là tình trạng áp suất trong nhãn cầu tăng cao do dịch kính, hệ quả là gây tổn thương tế bào thần kinh của thị giác. Người bệnh có thể mất thị lực do căn bệnh này

Tuy nhiên, người tiểu đường có nguy cơ bị tăng nhãn áp cao gấp đôi so với người bình thường. Nguyên nhân đến từ việc đường huyết cao gây áp lực lớn lên các dây thần kinh thị giác.

Dấu hiệu mà bạn có thể nhận biết: 

  • Tầm nhìn xuất hiện các khoảng tối
  • Nhìn mờ như có một màng mỏng che phủ trước mắt. 
  • Người bệnh có thể có biểu hiện buồn nôn và nôn.

 

Phòng ngừa biến chứng về mắt của bệnh tiểu đường

 

Để tránh mắc các bệnh về mắt, người tiểu đường cần nhớ 5 lưu ý quan trọng sau đây:

  • Đi thăm khám mắt mỗi năm một lần

  • Ngay lập tức đi khám mắt khi có dấu hiệu bất thường về thị lực

  • Kiểm soát chặt chẽ lượng đường huyết trong máu

  • Từ bỏ hút thuốc

  • Tập thể dục đều đặn

 

Cinnamon Capsules - Đẩy lùi nguy cơ gặp biến chứng về mắt của người bị bệnh tiểu đường

 

Đẩy lùi các biến chứng biến chứng tiểu đường cùng Cinnamon Capsules - sự kết hợp của đa dạng các thành phần giúp ổn định đường huyết:

  • Dịch chiết quế: Các polyphenol có trong dịch chiết quế tác dụng tương tự Insulin, giúp giảm đường huyết hiệu quả.

  • ​Chrome: quan trọng đối với sự tổng hợp, chuyển hóa đường (glucid), giúp kiểm soát lượng đường trong máu. 

  • Kẽm: kích thích sự phát triển của các tế bào mới, phục hồi các tế bào đã bị các gốc tự do làm tổn thương, hỗ trợ điều hòa hormon insulin.

Tieu-duong-cinnamon-que

Lựa chọn Cinnamon Capsules từ nhãn hàng Sanct Bernhard CHLB Đức ngay hôm nay để cải thiện chỉ số đường huyết!

 

Theo dõi thêm nhiều bài viết hữu ích khác tại Sanct Bernhard Việt Nam!