1. Yếu tố gen di truyền ảnh hưởng tới chiều cao của trẻ
Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra chiều cao của mỗi cá nhân là do yếu tố: gen, dinh dưỡng, bệnh tật và chế độ luyện tập thể thao quy định. Trong đó gen là yếu tố quan trọng hàng đầu ảnh hưởng tới tầm vóc. Thường thì nếu bố, mẹ cao thì con cũng sẽ có nhiều cơ hội thừa hưởng sự phát triển vượt trội hơn so với các bạn cùng trang lứa. Ngoài ra, ở những chủng tộc khác nhau, ở những môi trường (khí hậu, ăn uống, lối sống) khác nhau thì gen sẽ có mức độ ảnh hưởng khác nhau đến sự phát triển của trẻ. Chính vì vậy bạn sẽ thấy có sự khác biệt lớn về chiều cao trung bình ở các quốc gia trên thế giới. Ví dụ, thông thường người châu Á sẽ thấp hơn so với các quốc gia Âu Mĩ.
2. Thời kỳ mang thai và sinh nở của mẹ ảnh hưởng tới tầm vóc của trẻ
Trong khoảng thời gian 9 tháng 10 ngày mang thai, chế độ dinh dưỡng của mẹ có ảnh hưởng lớn đến trọng lượng và chiều dài tăng trưởng của em bé trong bụng. Chính bởi vậy, trước khi mang thai, trong thời kỳ mang thai và thời gian cho con bú, người mẹ cần chú ý nạp đầy đủ các chất dinh dưỡng quan trọng đó là: chất đạm, sắt, iod, acid folic, các loại acid béo chưa no (DHA, ARA)... để trẻ phát triển mạnh khỏe. Nếu người mẹ sinh con thiếu tháng, nhẹ cân cũng sẽ dễ có ảnh hưởng tới chiều cao của trẻ sau này.
3. Yếu tố dinh dưỡng ảnh hưởng tới chiều cao của trẻ
Bạn khó có thể con mình phát triển tốt nếu chế độ ăn của trẻ thiếu khoa học và thiếu dưỡng chất. Nếu trong chế độ ăn của trẻ nhiều đạm, chất béo, bột và đường… nhưng lại thiếu vitamin, canxi, chất khoáng… sẽ dẫn đến thiếu chiều cao. Trong nhóm vi chất thì canxi, vitamin D3, vitamin K2, photpho, magie, kẽm… có vai trò quan trọng trong việc góp phần phát triển tầm vóc của trẻ. Canxi, photpho, magie, kẽm… có nhiều trong các loại thực phẩm thịt, cá, trứng, sữa, hải sản…Vitamin D3 được tạo thành qua việc tiếp xúc với ánh nắng buổi sớm. Riêng vitamin K2 có trong 1 số loại thực phẩm khác như phomai, sữa, rau xanh đậm, tuy nhiên hàm lượng vitamin K2 trong các thực phẩm này rất thấp. Vì vậy, để giúp trẻ phát triển cao lớn tối ưu, hãy cho trẻ ăn uống đa dạng các vi chất, uống sữa và bổ sung thêm các thực phẩm bổ sung vitamin D3, K2 .
4. Thói quen ít vận động, đi ngủ muộn ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ
Các thành tựu khoa học của cuộc sống hiện đại đem lại nhiều lợi ích tuy nhiên cũng gây nhiều ảnh hưởng đến trẻ nhỏ. Có vẻ như nhiều trẻ thích dành thời gian ở trong nhà với các thiết bị điện tử hơn là vận động. Thay vì chơi thể thao, tập các môn giúp tăng chiều cao như bơi lội, bóng rổ, đạp xe, cầu lông… trẻ em ngày nay thường ít vận động và thường ngồi xem tivi, sử dụng điện thoại, máy tính. Bên cạnh đó, việc thức khuya, ngủ muộn (sau 22h) làm rút ngắn giấc ngủ, trẻ ngủ không sâu. Thời điểm ngủ lý tưởng là bắt đầu từ khoảng 21h, bởi từ 22h đêm đến 3h sáng là lúc cơ thể tiết ra hormone tăng trưởng nhiều nhất, giúp kích thích xương dài hơn.
5. Môi trường sống cũng cần được chú ý
Xã hội công nghiệp hóa, hiện đại hóa, không khí ô nhiễm, dịch bệnh… gây ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ. Trẻ dễ mắc các bệnh mạn tính, nhiễm khuẩn cấp tính… Vì vậy, các bậc phụ huynh cần chăm sóc con chu đáo, đảm bảo khi con ra ngoài đường đã đeo khẩu trang, tránh cho con ăn những đồ ăn không đảm bảo an toàn thực phẩm.
Ngoài ra, có một thực tế là nhiều bậc phụ huynh có xu hướng cứ thấy con ốm là cho con uống kháng sinh mà không hề tham khảo ý kiến của bác sĩ. Tuy nhiên, sử dụng thuốc như vậy cực kì nguy hại. Việc sử dụng thuốc kháng sinh liều cao liên tục trong thời gian dài, dùng thuốc khi chưa tham khảo ý kiến bác sĩ kỹ càng cũng gây hại trong quá trình phát triển về thể chất và chiều cao của trẻ. Không những thế, điều này có thể gây ra tình trạng kháng thuốc ở trẻ, khiến trẻ về sau không còn đáp ứng tốt với kháng sinh nữa, làm bệnh tình ngày càng dai dẳng.
6. Dậy thì sớm ảnh hưởng tới chiều cao của trẻ
Dậy thì sớm là hiện tượng bé gái dậy thì trước 8 tuổi và bé trai trước 9 tuổi. Trong quá trình dậy thì sớm, cơ thể tiết ra những hormon giúp kích hoạt sự phát triển của xương khiến trẻ cao lên nhanh hơn. Tuy nhiên sau khi kết thúc quá trình dậy thì, các đầu xương nhanh chóng đóng lại khiến trẻ không thể tiếp tục cao thêm và thông thường, những trẻ dậy thì sớm thường có chiều cao khiêm tốn hơn so với bạn bè đồng trang lứa và không đạt đến sự phát triển mà gen di truyền của trẻ quy định. Bởi vậy, dậy thì sớm là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng tới sự phát triển tầm vóc ở trẻ vị thành niên.
7. Thừa cân, béo phì khiến trẻ thấp hơn mong đợi
Nhiều bậc phụ huynh rất thích nhìn con mũm mĩm vì trẻ trông rất dễ thương, đáng yêu và khỏe khoắn. Ngoài ra, những trẻ thừa cân, béo phì thường trông cao lớn hơn so với tuổi nên cha mẹ cứ nghĩ con như vậy là phát triển tốt. Tuy nhiên khi đến tuổi dậy thì, chiều cao ngừng phát triển khiến trẻ có xu hướng thấp hơn bạn bè. Thêm nữa, có nhiều trẻ mang tâm lý tuổi mới lớn sợ béo, muốn giảm cân nhanh nên thường ăn uống kiêng khem, thiếu chất, thậm chí nhịn ăn… Khi cơ thể không được cung cấp đủ các dưỡng chất thì chiều cao và thể lực cũng bị ảnh hưởng.
Như vậy, để trẻ phát triển khỏe mạnh, cao lớn thì các bậc cha mẹ phải nắm bắt được các yếu tố ảnh hưởng tới chiều cao của trẻ. Từ đó, phụ huynh sẽ có định hướng phù hợp, đồng thời bổ sung thêm sản phẩm hỗ trợ đưa canxi tới xương, giúp bé phát triển tối ưu như Vitamin D3+K2 Drops Sanct Bernhard . Vitamin D3, K2 giúp hỗ trợ hấp thu canxi và đưa canxi tới xương, giúp con phát triển tốt hơn.