Đặc điểm làn da của trẻ sơ sinh
Da của trẻ thường mỏng, dễ tổn thương: Bạn cần lưu ý rằng làn da của trẻ sơ sinh chỉ mỏng bằng 1/5 so với người trưởng thành. Nếu quan sát kĩ, bạn hoàn toàn có thể nhìn thấy được các mạch máu nằm ngay dưới da bé. Chính vì làn da của trẻ rất mỏng manh nên nếu không chăm sóc kĩ, bé rất dễ bị dị ứng và có nguy cơ bị tổn thương
Da trẻ thường đỏ và nhiều nếp nhăn: Ở trẻ sơ sinh, da của bé khá nhăn nheo do lớp mỡ dưới da chưa đủ dày để nâng đỡ lớp biểu bì, không giúp da của bé căng mọng được. Dần dần, sau vài tuần, khi lớp mỡ tích lũy đủ, da bé sẽ trở nên hồng hào và bụ bẩm hơn.
Thường có nhiều lông: Lớp lông trên da giúp bảo vệ bé khỏi các tác động không tốt từ nước ối. Một số bé có thể rụng hết lông từ ngay trong bụng mẹ nhưng một số bé vẫn giữ lớp lông này khi sinh ra. Thông thường khi bé từ khoảng 1 - 4 tuổi, lớp lông này sẽ không còn nữa.
Xuất hiện mụn sữa: Mụn sữa có màu trắng và thường không nguy hiểm cho bé. Chúng sẽ tự động biến mất sau vài tuần hoặc vài tháng. Nếu sau 3 tháng mà bé không hết mụn thì gia đình cần đưa con đi khám bác sĩ nhé!
Lưu ý chăm sóc da cho trẻ sơ sinh
Thường xuyên lau mồ hôi cho con
Mùa hè nóng nực khiến bé dễ đổ mồ hôi liên tục. Tuy nhiên, các tuyến mồ hôi của bé chưa được hoàn thiện nên dễ xảy ra tình trạng lắng đọng gây kích ứng da, ngứa ngáy, rôm sẩy, quấy khóc. Chính vì vậy, phụ huynh cần lưu ý lau mồ hôi sạch sẽ cho con thường xuyên. Cha mẹ có thể dùng khăn xô sạch, thấm qua nước ấm để lau mồ hôi cho bé. Nước ấm sẽ giúp lỗ chân lông của bé được giãn nở, thoáng hơn, không gây bí tắc.
Tránh cho trẻ tiếp xúc với các tác nhân gây kích ứng cho da
Như đã nói bên trên, da của trẻ sơ sinh còn mỏng và dễ bị tổn thương dưới các tác động từ bên ngoài. Chính vì vậy, khi lựa chọn trang phục cho con, cha mẹ nên mua những loại có vải mềm mại, không thô ráp. Ngoài ra, bạn cũng cần tránh cho bé tiếp xúc với các loại xà phòng độ kiềm cao, dễ gây kích ứng da.
Nhớ giữ ẩm cho da của bé
Trong thời tiết khô hanh hoặc do bạn tắm rửa nhiều thì da của trẻ sơ sinh có thể bị khô do mất nước. Nếu như vậy, bạn nên lưu ý thoa kem dưỡng da sơ sinh cho bé ở những vùng da đang bị khô và thiếu nước. Nếu để tình trạng khô da diễn ra lâu dài, con có thể bị nhiễm nấm hoặc nhiễm trùng. Vùng da ở khu vực mang tã của trẻ bằng các chất làm sạch có thành phần dịu nhẹ và không gây kích ứng cho da.
Không tắm quá nhiều lần cho bé
Vào mùa hè, trong thời tiết nóng nực, bạn có thể tắm cho bé hàng ngày. Tuy nhiên, mỗi lần chỉ nên tắm cho bé từ 1-2 lần là vừa đủ, tắm quá nhiều lần sẽ làm mất đi lớp bảo vệ tự nhiên của bé và đặc biệt là làm giảm độ ẩm của da, làm giảm khả năng bảo vệ của làn da. Ngoài ra, khi tắm cho bé mẹ nên lưu ý duy trì nhiệt độ phòng từ 28-30 độ C, tránh nhiệt độ phòng quá nóng hoặc quá lạnh.
Hạn chế mất cân bằng
Trên da của bé có tồn tại hệ vi khuẩn đã tồn tại từ khi trẻ ra đời. Tuy vậy, các loại vi khuẩn này hiếm khi gây bệnh trừ khi bé có các vết thương hở hoặc xảy ra sự mất cân bằng độ pH trên da. Vì vậy, phụ huynh cần giữ sạch cuống rốn và tránh các vết thương hở cho bé. Ngoài ra, bạn nên làm sạch da với sữa tắm dịu nhẹ, có độ pH cân bằng để phù hợp với sinh lý trên da.
Không quên bôi kem chống nắng cho con
Cha mẹ nên hạn chế con ra ngoài trời nắng gắt vào mùa hè. Da của bé mỏng và dễ bị tổn thương trước tia cực tím từ ánh nắng mặt trời. Trong trường hợp đưa bé ra ngoài, bạn đừng quên bôi kem chống nắng đặc biệt cho con, nhất là khi thời tiết trên 35 độ C.
Bạn có thể tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên Sanct Bernhard Việt Nam