1. Các vấn đề sức khỏe mà con thường gặp phải
- Cảm cúm: Chúng ta có thể gặp nhiều nhất đó là chứng cảm cúm, cảm lạnh gây chảy nước mũi, đau họng, ho, đau mỏi các cơ khiến các mẹ rất phiền lòng. Nếu không điều trị sớm, virus vào phổi có thể gây suy hô hấp rất nhanh gây viêm phế quản, viêm phổi. Các nấm mốc vi khuẩn mùa này lây lan nhanh với điều kiện thuận lợi khiến trẻ em rất dễ bị dị ứng, nhiễm trùng đường hô hấp.
- Rối loạn tiêu hóa: Trời nồm ẩm, nên thực phẩm, thức ăn không bảo quản đúng cách cũng dễ bị ôi thiu, khi trẻ ăn phải sẽ gặp các rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, ...
- Suy giảm đề kháng: Trời nồm, trẻ có thể ra nhiều mồ hôi vào ban đêm, khó ngủ hơn, nên sức đề kháng cũng kém hơn và dễ ốm. Trẻ em do sức đề kháng kém rất dễ ốm, đặc biệt là những trẻ có cơ địa dị ứng với thời tiết. Độ ẩm cao cùng nhiệt độ thấp còn dễ tạo điều kiện cho các virus gây bệnh đường hô hấp, sởi, thủy đậu, Rubella phát triển gây bệnh.
Cha mẹ cần để ý những triệu chứng bất thường của trẻ như ho, sốt cao, phát ban, quấy khóc kéo dài, mọc mụn nước, sổ mũi, ... để đưa đến ngay các cơ sở y tế điều trị kịp thời. Đặc biệt là phải đưa trẻ đi tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch các loại vắc-xin phòng bệnh theo Chương trình tiêm chủng mở rộng để xây dựng hệ miễn dịch sức đề kháng cho con.
2.Các biện pháp phòng bệnh cho con mùa nồm ẩm
2.1. Thực hiện lối sống khoa học
Cha mẹ nên tập cho trẻ chế độ sinh hoạt khoa học như ngủ đúng giờ và đủ giấc. Khuyến khích trẻ tập thể dục hàng ngày, vệ sinh cơ thể, tay chân cho trẻ thật sạch sẽ trước và sau mỗi bữa ăn, sau khi đi ra đường về, sau khi đi vệ sinh, ... Ngoài ra, khi ra khỏi nhà, cha mẹ cũng nên đeo khẩu trang cho bé để phòng bệnh lây qua đường hô hấp và khói bụi. Đặc biệt cần lưu ý tạo môi trường sống sạch, vệ sinh nhà cửa, đồ chơi của con bằng nước sạch và cồn sát khuẩn, giữ sạch môi trường sống cũng là biện pháp phòng bệnh hiệu quả.
2.2.Luôn giữ ấm cơ thể cho trẻ
Cần giữ ấm bụng, tay và chân cho trẻ. Trẻ bị lạnh bụng dễ gây đau bụng, bị tiêu chảy hoặc các triệu chứng khác, hạn chế ra ngoài trời, tiếp xúc với nóng - lạnh đột ngột. Mặc quần áo chất liệu thoáng mát phù hợp tránh con nóng hoặc lạnh quá. Bên cạnh đó, nếu xung quanh có người sổ mũi, hắt hơi hay mắc bệnh, cần hạn chế cho trẻ tiếp xúc vì những căn bệnh này rất dễ lây lan trong không khí.
2.3. Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
Chế độ dinh dưỡng hợp lý, khoa học, cân bằng và đầy đủ các dưỡng chất, vi chất, vitamin cần thiết nhằm tăng sức đề kháng cho con, bảo vệ sức khỏe trước thời điểm dễ lây lan của các bệnh truyền nhiễm. Ngoài ra, ba mẹ nên cho con ăn chín, uống sôi để tránh mắc các bệnh về đường tiêu hóa. Tuyệt đối không cho trẻ ăn đồ sống. Ba mẹ cần lựa chọn thực phẩm tươi, sạch, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, nên cho ăn thêm hoa quả, rau xanh, tránh ăn nhiều chất béo.
2.4. Vệ sinh cơ thể bé luôn sạch sẽ
Trẻ em thường đùa nghịch dễ tiếp xúc với vi khuẩn và ra mồ hôi, mẹ nên tắm rửa vệ sinh thường xuyên làm vi khuẩn không có cơ hội tấn công con. Vào ban đêm trẻ hay ra mồ hôi, nên có sẵn vài chiếc khăn mềm thấm nước lau mồ hôi tánh mồ hôi thấm ngược vào cơ thể gây viêm phổi. Luôn giữ lưng, ngực và trán con luôn khô ráo và thoáng mát. Đặc biệt là nơi ra nhiều mồ hôi nhất như: vùng đầu, lưng, gáy, lòng bàn tay, gan bàn chân. Ngoài ra, các mẹ nên tắm cho trẻ với loại sữa tắm trẻ em có tính sát khuẩn nhẹ hàng ngày để giúp trẻ tránh nhiễm phải các vi khuẩn gây bệnh. Sử dụng dầu tràm làm ấm ngực và bàn tay-chân giúp con tránh cảm cúm và cảm lạnh.
Bạn có thể đọc thêm các bài viết hữu ích khác cho bé yêu tại Sanct Bernhard Việt Nam