1. Rối loạn tiền đình là gì?
Tiền đình là bộ phận nằm sau hai ốc tai có nhiệm vụ điều chỉnh tư thế, giữ thăng bằng, phối hợp các cử động của mắt, đầu và chân tay, thân mình. Dây thần kinh thứ 8 đảm nhiệm vai trò truyền tải thông tin, điều khiển hệ thống tiền đình. Khi bạn di chuyển hoặc vặn mình, bộ phận này sẽ nghiêng theo những chuyển động đó để giúp cơ thể giữ thăng bằng.
Rối loạn tiền đình là tình trạng dây thần kinh số 8 bị tổn làm cho việc dẫn truyền thông tin bị lỗi khiến cơ thể không giữ được thăng bằng khi thay đổi tư thế, lúc này người bệnh luôn cảm thấy chóng mặt, đau đầu, không giữ được thăng bằng và dễ bị ngã.
Bệnh rối loạn tiền đình đang là căn bệnh phổ biến hiện nay trong xã hội, đặc biệt là những người trên 65 tuổi. Tuy nhiên, hiện nay bệnh tiền đình đang có xu hướng trẻ hóa, những người trẻ tuổi cũng có thể mắc bệnh tiền đình.
.
2. Một số nguyên nhân dẫn đến bệnh rối loạn tiền đình
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến rối loạn tiền đình: bệnh huyết áp thấp, thiếu máu lên não, tai biến mạch máu não, tim mạch,… gây tắc nghẽn mạch máu.
- Lo lắng, căng thẳng do mất ngủ, áp lực công việc, stress cũng khiến cơ thể sản sinh ra lượng lớn hormone cortisol làm ảnh hưởng đến hệ thần kinh.
- Tuổi tác: Người cao tuổi dễ cảm thấy mất thăng bằng hoặc mắc các chứng bệnh khiến họ chóng mặt.
- Tiền sử chóng mặt: Những người đã từng bị chóng mặt trước đó sẽ tiếp tục gặp phải tình trạng này thường xuyên hơn trong tương lai.
- Viêm tai giữa do virus, vi khuẩn hoặc do di chứng như viêm dây thần kinh, u não, chấn thương sọ não.
- Việc ngồi nhiều, lười vận động khiến động mạch cột sống bị co thắt gây thiếu máu cung cấp cho não và dẫn đến bệnh.
- Uống nhiều rượu bia, ăn thực phẩm nhiễm độc, stress, mệt mỏi do áp lực công việc.
- Bệnh có thể do yếu tố di truyền hoặc do môi trường sống nhiều tiếng ồn hoặc thay đổi thời tiết đột ngột.
3. Rối loạn tiền đình có nguy hiểm không?
Về cơ bản, bệnh rối loạn tiền đình không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng nếu không được điều trị kịp thời, chúng sẽ là nguyên nhân ảnh hưởng đến diễn biến của nhiều bệnh khác, trong đó có thể kể đến:
- Rối loạn tiền đình khiến việc đi lại hàng ngày gặp nhiều khó khăn và cơ thể mệt mỏi gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Ngoài ra, điều này cũng khiến bệnh nhân lười vận động và dễ mắc các bệnh khác.
- Tình trạng đau đầu xuất hiện thường xuyên ảnh hưởng đến khả năng tập trung trong công việc khiến số lượng và chất lượng công việc bị giảm sút..
- Người bệnh rất dễ nổi nóng và khó chịu với những người xung quanh.
- Dễ gặp tai nạn bất ngờ khi tham gia giao thông.
- Làm tăng nguy cơ biến chứng do mất thính lực.
4. Thực phẩm nào tốt cho bệnh rối loạn tiền đình
4.1 Thực phẩm giàu axit folic
Nguyên nhân chính gây ra bệnh rối loạn tiền đình là do lượng homocysteine trong cơ thể quá cao. Điều này là do nồng độ axit này trong máu quá thấp. Vì vậy, bệnh nhân rối loạn tiền đình cần phải bổ sung nhiều loại thực phẩm có chứa axit folic. Các nhà khoa học khuyến cáo người bệnh nên bổ sung ít nhất 400 microgram axit folic mỗi ngày thông qua các thực phẩm như rau bina, nước cam, bánh mì, đậu tây, đậu phộng và mầm lúa mì. ..
4.2 Bổ sung Vitamin
Vitamin luôn cần được bổ sung đầy đủ ở mọi đối tượng, đặc biệt là người bị rối loạn tiền đình. Chúng giúp tăng sức đề kháng và cải thiện sức khỏe của hệ thống tiền đình.
Sau đây là một số Vitamin được khuyến cáo cho những người bị rối loạn tiền đình:
- Vitamin B6: Giúp hạn chế các triệu chứng hoa mắt chóng mặt. Một số loại thực phẩm giàu vitamin B6 như: các loại hải sản, thịt gia cầm, sữa và các chế phẩm từ sữa đậu khô và rau bina.
- Vitamin C: Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng nếu người bị rối loạn tiền đình uống 600 mg vitamin C (cùng với các hợp chất cơ bản khác) mỗi ngày trong 8 tuần thì khả năng kiểm soát chứng rối loạn tiền đình sẽ dễ dàng hơn rất nhiều. Vitamin C có nhiều trong ổi, các loại trái cây họ cam quýt, đu đủ hoặc ớt xanh.
- Vitamin D: Loại vitamin này làm giảm bớt và khắc phục các triệu chứng của bệnh xơ cứng tai thường gặp ở bệnh nhân rối loạn tiền đình, vì vậy bạn nên tăng cường ăn các thực phẩm như cá, trứng, sữa,… vì chứa nhiều vitamin D hỗ trợ tốt hơn cho quá trình điều trị bệnh.
- Folate: Nghiên cứu cho thấy folate là một loại vitamin giúp sửa chữa các khiếm khuyết trong hệ thống tiền đình ở người lớn tuổi. Hãy ăn ngũ cốc nguyên hạt và rau xanh để có thêm axit folic trong bữa ăn của bạn.
4.3 Bổ sung viên uống bổ não Gedachtnis kapseln
Viên nang Gedachtnis kapseln được chiết xuất từ cây bạch quả, đã được khoa học chứng minh có tác dụng tăng oxy và dưỡng chất cho hệ thần kinh, cải thiện khả năng tập trung, giảm căng thẳng, cải thiện trí nhớ và nhận thức, giúp trí tuệ minh mẫn. Đặc biệt, việc bổ sung Gedachtnis kapseln giúp tăng cường lưu thông máu lên não, ngăn ngừa mất thị lực liên quan đến bệnh tăng nhãn áp và bệnh võng mạc tiểu đường.
Viên uống Gedachtnis kapseln sản phẩm của thương hiệu Sanct Bernhard, Cộng hòa Liên bang Đức. Thương hiệu Sanct Bernhard là thương hiệu uy tín số 1 tại Đức với hơn 119 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe từ thiên nhiên. Có mặt tại hơn 100 quốc gia trên thế giới và được Sanct Bernhard Việt Nam phân phối tại thị trường trong nước.