1. Một số nguyên nhân gây suy giảm sức đề kháng của cơ thể.
Hệ thống miễn dịch của cơ thể có 3 loại: miễn dịch tự nhiên, miễn dịch thu được và miễn dịch thụ động. Bất kỳ loại miễn dịch nào cũng quan trọng đối với cơ thể vì nó có thể bảo vệ cơ thể khỏi những tác nhân gây hại của một số mầm bệnh.
Khi hệ miễn dịch bị suy giảm, sức đề kháng của cơ thể giảm sút, cơ thể dễ bị các tác nhân gây bệnh từ môi trường tấn công, các biến chứng của bệnh cũng nghiêm trọng hơn. Chẳng hạn như virus Covid-19, những người có hệ miễn dịch kém thường có biến chứng nặng hơn và tỉ lệ tử vong cao hơn các đối tượng khác.
Một số nguyên nhân gây suy giảm sức đề kháng, có thể kể đến như:
1.1. Suy giảm miễn dịch
Như đã nói ở trên, sức đề kháng liên quan trực tiếp đến hệ miễn dịch, suy giảm miễn dịch là nguyên nhân chính khiến cơ thể dễ mắc các bệnh nguy hiểm. Một số nguyên nhân gây suy giảm miễn dịch cụ thể như:
- Suy giảm miễn dịch nguyên phát: do khiếm khuyết di truyền và rối loạn tế bào mầm, ...
- Suy giảm miễn dịch thứ phát: do sử dụng liệu pháp kìm tế bào, phẫu thuật, bức xạ tia X, chấn thương, ...
1.2. Uống ít nước
Nước không chỉ đóng vai trò giải nhiệt hay tham gia vào nhiều quá trình trao đổi trong cơ thể mà còn giúp thận lọc các chất độc ra khỏi cơ thể. Những người uống ít nước thường có sức khỏe kém và dễ bị ốm.
1.3. Thức quá khuya
Thời gian ngủ buổi đêm là cực kỳ quan trọng để cơ thể tái tạo năng lượng đã mất, đồng thời nó cũng giúp thải độc tố và chất ô nhiễm ra khỏi cơ thể. Nếu thức quá khuya cơ thể hạn chế sản xuất melatonin dẫn đến việc hệ thống miễn dịch bị suy yếu theo, từ đó làm giảm khả năng chống lại những tác nhân gây bệnh nguy hiểm.
1.4. Stress kéo dài
Stress trong thời gian dài, thường xuyên căng thẳng sẽ gây ra tình trạng mất cân bằng nội tiết tố, đặc biệt là nội tiết tố testosterone hoặc estrogen. Điều này tạo ra sự mất cân bằng và làm suy yếu khả năng miễn dịch của cơ thể.
1.5. Ô nhiễm không khí
Việc thường xuyên hít thở trong môi trường có nhiều khói bụi, hóa chất,… dẫn đến phổi bị nhiễm khuẩn, ngăn cản sự sinh sôi của tế bào lympho T và tế bào lympho B. Hai tế bào này có vai trò quan trọng đối với hệ thống miễn dịch, sự thiếu hụt chúng có thể dẫn đến giảm khả năng miễn dịch của cơ thể.
1.6. Do lạm dụng kháng sinh
Thuốc kháng sinh có thể điều trị các bệnh do nhiễm trùng, nhưng chúng cũng có thể làm cơ thể suy yếu, rối loạn miễn dịch và giảm khả năng phòng vệ của cơ thể. Do vậy lạm dụng kháng sinh sẽ khiến cơ thể yếu hơn, khả năng chống lại vi khuẩn gây bệnh cũng bị suy giảm.
Suy giảm sức đề kháng do các nguyên nhân trên cần được cải thiện bằng cách áp dụng chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh.
2. Vậy ăn gì để tăng sức đề kháng cho cơ thể?
Theo các chuyên gia, để bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân bệnh lây nhiễm nguy hiểm thì việc tăng cường hệ miễn dịch là vô cùng quan trọng. Muốn có sức đề kháng tốt cần thiết lập một chế độ dinh dưỡng tốt, giàu vitamin và các khoáng chất như:
2.1. Vitamin A
Vitamin A đóng một vai trò rất quan trọng trong hệ thống miễn dịch. Bổ sung đầy đủ vitamin A có thể làm giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh nói chung. Thiếu vitamin A cản trở quá trình tự bảo vệ của hệ miễn dịch, đồng thời giảm bài tiết khiến vi khuẩn dễ xâm nhập và gây bệnh.
Để cung cấp Vitamin A, bạn nên ăn nhiều các loại thực phẩm như: gan gà, gấc, rau ngót và rau dền,...
2.2. Vitamin E
Vitamin E có tác dụng bảo vệ tế bào, hạn chế sự tấn công của vi rút và vi khuẩn, duy trì tốt hơn sự hoạt động của các vùng thần kinh trong não. Ngoài ra Vitamin E còn là chất chống oxy hóa mạnh, ngăn chặn các gốc tự do gây hại cho cơ thể và tham gia vào quá trình trao đổi chất của tế bào.
Để tăng cường sức đề kháng, đừng quên bổ sung vitamin E, có nhiều trong các thực phẩm tự nhiên như: dầu hướng dương, dầu ô liu, mầm lúa mạch, đậu phộng, mầm đậu nành và các loại rau có màu xanh thẫm.
2.3. Vitamin D
Vitamin D thường được coi là thành phần giúp xương phát triển chắc khỏe, ngoài ra loại vitamin này còn tham gia vào nhiều chức năng miễn dịch, tuần hoàn, tiêu hóa, thần kinh, v.v... Cơ thể con người hấp thu Vitamin D chủ yếu thông qua ánh nắng mặt trời. Bên cạnh đó, chúng ta cũng có thể bổ sung vitamin D thông qua chế độ ăn uống hằng ngày.
Các thực phẩm giàu Vitamin D bao gồm: hải sản, gan cá và lòng đỏ trứng,...
2.4. Vitamin C
Khi nhắc đến những thực phẩm giúp tăng sức đề kháng thì không thể không nhắc đến những thực phẩm giàu vitamin C. Bổ sung lượng vitamin C cần thiết giúp tăng lượng immunoglobulin miễn dịch, bạch cầu hoạt động tốt hơn. Mặt khác, thiếu vitamin C sẽ dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm cao hơn, da kém sắc và nhiều nếp nhăn hơn.
Các loại thực phẩm giàu vitamin C là: rau dền, mồng tơi, rau ngót, rau đay, ... và các loại trái cây như bưởi, quýt, cam, chanh, đu đủ, ...
Ngoài những thực phẩm trên, sức đề kháng còn được củng cố tốt hơn nhờ các khoáng chất bao gồm: sắt, kẽm, selen, ...
2.5 Bổ sung Vitamin tổng hợp giúp tăng cường sức đề kháng.
Vitamin tổng hợp AZ Kapseln, sản phẩm được sản xuất bởi thương hiệu Sanct Bernhard, thương hiệu được tin dùng số 1 tại Đức. Sản phẩm giúp bổ sung đồng thời 24 vitamin và khoáng chất chỉ trong 1 viên uống.
- Tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, củng cố hệ thống miễn dịch với sự kết hợp 24 loại vitamin và khoáng chất.
- Với các vitamin và khoáng chất chủ đạo có thể kể đến như: vitamin A,D, C, E, nhóm B cùng với Kẽm, Selen hiệp đồng tăng cường, tác dụng giúp bảo vệ sức khỏe toàn diện.
Theo dõi web Sant Bernhard Việt Nam thường xuyên để đón đọc những thông tin hữu ích nha